Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2023

Startup thương mại điện tử B2B Kilo đã ngừng hoạt động tại Việt Nam.

 

Mới đây, theo truyền thông đưa tin, Kilo - một startup hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B (Business to Business) tại Việt Nam đã ngừng hoạt động. Đáng chú ý, năm 2021, startup này từng huy động thành công 5 triệu USD cho vòng gọi vốn pre-Series A.

 Bên cạnh đó, thông tin từ cổng đăng ký kinh doanh cũng cho thấy công ty TNHH Kilo MDC đang ở trạng thái tạm ngừng kinh doanh. Công ty này được thành lập vào tháng 9/2022 và đặt địa chỉ tại 48A Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Trần Thị Bích Thủy, sinh năm 1989.

Kilo là startup được ra mắt vào năm 2020, người sáng lập Kilo là ông Kartick Narayan - cựu CMO của Groupon, Phó chủ tịch Coupang và Giám đốc kinh doanh của nền tảng thương mại điện tử Tiki. Kilo là một nền tảng giúp kết nối nhà bán buôn với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ngoài ra, nền tảng này cũng có thể giúp các nhà bán lẻ quản lý hoạt động kinh doanh của mình trên nhiều kênh bán hàng.

Năm 2021, startup này đã huy động thành công 5 triệu USD vốn đầu tư trong vòng pre-Series A do Altos Ventures và January Capital dẫn đầu. Các nhà đầu tư như Goodwater Capital, Ascend Vietnam Ventures, Decisive Capital Management, Ratio Ventures và một số nhà đầu tư thiên thần khác cũng tham gia góp vốn.

Tại thời điểm đó, công ty cho biết sẽ sử dụng nguồn vốn mới để phát triển đội ngũ, bổ sung các tính năng như tài chính, hậu cần và tạo cửa hàng trực tuyến tự phục vụ cho các các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Người sáng lập Kilo, ông Kartick Narayan khi đó đã từng phát biểu rằng nền tảng này không chỉ cần đổi mới vượt trội, mà còn cần phải sẵn sàng tiếp cận và giải quyết các vấn đề tồn đọng trên thị trường bằng các giải pháp khác biệt.

Ông Kartick Narayan - người sáng lập Kilo.

Mặc dù việc thành lập Kilo chỉ là lần đầu tiên Kartick Narayan thử sức với lĩnh vực khởi nghiệp. Tuy nhiên, trước đó ông đã có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thương mại điện tử, từng làm việc tại các công ty công nghệ nổi tiếng như Amazon, Groupon, Coupang của Hàn Quốc, và cũng từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Kinh doanh tại Tiki Việt Nam. Những trải nghiệm đa dạng đã giúp ông có thêm sự cẩn trọng trong công việc, tập trung củng cố và phát triển các sản phẩm hiện có, nhằm cải thiện và ổn định chất lượng.

Trên thực tế, Kilo đã xây dựng được một nền tảng marketplace (sàn giao dịch chung mà bên bán và bên mua tập trung lại), nhằm kết nối các nhà bán buôn và nhà phân phối với các cửa hàng bán lẻ. Nền tảng này có thể coi như một hệ thống lớn để các cửa hàng có quy mô vừa và nhỏ cùng tham gia và xây dựng nguồn hàng, được hỗ trợ minh bạch về giá cả, về phân loại mặt hàng, tình trạng tồn hàng, và không phải chịu bất kỳ rủi ro nào về hàng tồn kho và tính cạnh tranh.

Tuy nhiên, đứng trước những thách thức của thị trường và khó khăn nội tại đã khiến startup thương mại điện tử B2B của Việt Nam này buộc phải dừng cuộc chơi.

Theo các chuyên gia phân tích, sự thất bại của các mô hình thương mại điện tử B2B tại Việt Nam hầu hết đều nằm trong các vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Các nền tảng này thường yếu trong khả năng truyền thông, hạn chế trong việc dùng các công cụ mạng xã hội để lan tỏa website của mình. Bên cạnh đó, giao diện website, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, chưa có được sự thân thiện và tính năng hấp dẫn trải nghiệm người dùng.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các nền tảng thương mại điện tử B2B tại Việt Nam đó là vấn đề tiền. Chi phí để xây dựng một sàn thương mại điện tử thường rất cao. Để xây dựng một website thương mại điện tử, các công ty phải có được một nền tảng thương mại ổn định và đầy đủ tính năng từ hiển thị sản phẩm đến mua hàng, công thanh toán…

Thương mại điện tử là một cuộc chơi mà ở đó không dành cho những người ít tiền.

Trong quá khứ, nền tảng thương mại điện tử đình đám của Việt Nam là Beyeu đã phải sớm nói lời từ biệt vào cuối năm 2015, ngay cả khi họ được đánh giá rất cao và được sự hậu thuẫn của những doanh nghiệp tên tuổi, kèm theo đó là những nhà đầu tư uy tín.

Nền tảng thương mại điện tử Beyeu từng nhận được kỳ vọng rất lớn. Project Lana – đơn vị sở hữu Beyeu từng vô cùng thành công với Webtretho. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng nhận được nguồn tiền đầu tư từ IDG Venture. Đơn vị rất tiếng tăm trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, cuối cùng nền tảng này cũng phải đầu hàng, kèm theo đó là một lời chia sẻ cay đắng: “Thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Chúng tôi quyết định không đốt tiền nữa. Chúc may mắn cho những người đang tiếp tục cố gắng”.

Read more »

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2023

Nền tảng học online Việt Nam nhận đầu tư 6 triệu USD

 

Vuihoc, startup về công nghệ giáo dục hỗ trợ học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 tại Việt Nam, nhận đầu tư 6 triệu USD.

Sáng 31/7, đại diện Vuihoc cho biết đây là kết quả vòng gọi vốn Series A do TNB Aura dẫn đầu, và có sự tham gia của một số quỹ trong và ngoài nước như TKG Taekwang, IBK-STIC Pioneer Fund, Do Ventures, BAce Capital và Vulpes Ventures.

Vuihoc là startup công nghệ giáo dục (EdTech) thành lập năm 2019, hỗ trợ hơn 1,1 triệu học sinh từ lớp 1 tới lớp 12. Nền tảng có kho học liệu hơn 500.000 bài giảng bám sát chương trình học quốc gia. Học sinh có thể học qua các bài giảng video, hoặc học gia sư 1-1. Công ty cũng cho ra mắt mô hình lớp học livestream nhằm tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh.

"Sự hỗ trợ của công nghệ sẽ mang lại nền giáo dục tốt nhất có thể cho tất cả học sinh, đặc biệt là những em sống ngoài thành phố lớn. Chúng tôi đã thấy những kết quả tích cực ở các học viên của mình sau bốn năm", ông Đỗ Ngọc Lâm, CEO Vuihoc, cho biết.

Giao diện ứng dụng Vuihoc trên điện thoại. Ảnh: Lưu Quý

Với khoản đầu tư mới, startup đặt mục tiêu tiếp tục tạo ra những tác động tích cực trong lĩnh vực giáo dục 5 năm tới. Ông Lâm cho biết nền tảng sẽ đẩy mạnh khai thác công nghệ AI, nhằm mang lại trải nghiệm học tập cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng học sinh.

Charles Wong, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành TNB Aura, đánh giá cơ sở hạ tầng công nghệ của Vuihoc cho phép công ty triển khai mô hình dạy học trực tuyến trên quy mô lớn, thu hút các giáo viên trên cả nước.

Theo Báo cáo Đầu tư Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 của NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, starup lĩnh vực EdTech Việt Nam vẫn thu hút đầu tư mạnh mẽ. Tính riêng nửa đầu 2023, số tiền rót vào lĩnh vực này đã vượt mức 30 triệu USD của cả năm 2022.

Nền tảng học online Việt Nam nhận đầu tư 6 triệu USD  👍🏼 https://www.vncommerce.net/2023/08/nen-tang-hoc-online-viet-nam-nhan-au-tu.html

Lưu Quý

Read more »

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

[doanhnhan] Kinh nghiệm kiếm tiền của người có 7 nguồn thu nhập

 Josh Ellwood nghỉ việc kỹ sư với mức lương gần 100.000 USD một năm để làm việc tự do vì muốn dành nhiều thời gian cho gia đình.

Năm 2017, sau khi tốt nghiệp đại học, Josh Ellwood (Mỹ) làm kỹ sư cho một hãng dầu. Khi đó, anh 23 tuổi và kiếm được 98.500 USD một năm.

Ban đầu, Ellwood cho rằng mình đã có công việc trong mơ. Nhưng sau khi chứng kiến các lãnh đạo cấp cao phải làm việc 60 giờ mỗi tuần và thường xuyên đi công tác, anh nhận ra đây không phải cuộc sống mình mong muốn. "Bố tôi qua đời khi tôi chỉ mới 3 tuổi, nên với tôi, dành thời gian cho gia đình là điều rất quý giá", anh cho biết trên CNBC.

Năm 2018, Ellwood bắt đầu thử làm thêm. Anh đặt mục tiêu kiếm 3.450 USD một tháng (sau thuế) từ việc làm thêm. Ngay khi đạt được điều này, anh sẽ nghỉ việc chính.

Josh Ellwood hiện có 7 nguồn thu nhập. Ảnh: CNBC

Josh Ellwood hiện có 7 nguồn thu nhập. Ảnh: CNBC

Hiện tại, Ellwood đã hoàn thành mục tiêu của mình, nghỉ việc kỹ sư tháng 2/2021 để tập trung toàn thời gian cho việc làm thêm. Năm ngoái, anh kiếm được 189.000 USD từ 7 nguồn thu nhập:

- YouTube: 82.349 USD

- Amazon: 13.886 USD

- Patreon: 33.114 USD

- Fiverr: 29.014 USD

- Tiếp thị liên kết: 29.496 USD

- Cổ tức: 639 USD

Hiện tại, Ellwood làm 22 giờ mỗi tuần, nghỉ thứ Năm, chiều thứ 6 và cuối tuần. Ellwood có nhiều thời gian cho những người và những điều mình quan tâm, như chơi golf với ông, nấu bữa tối cho gia đình hay lập dự án mới cho thị trấn.

Trên CNBC, anh chia sẻ những bài học rút ra để kiếm được tiền từ việc làm thêm:

1. Đừng sợ thử nghiệm và phạm sai lầm

Khi mới bắt đầu, tôi thử mua nhà cho thuê, đặt quảng cáo ở ghế sau xe chạy Uber, cho thuê chiếc môtô ba bánh Polaris Slingshot trên Turo – một nền tảng chia sẻ xe hơi trực tuyến.

Tuy nhiên, chẳng việc nào thành công. Chỉ đến khi bắt đầu bán hàng trên Amazon, tôi mới có thu nhập thụ động thực sự. Tất cả những gì tôi phải làm là tìm nguồn hàng đang có nhu cầu cao và chuyển nó đến Amazon. Họ sẽ lo việc đóng gói và vận chuyển.

Ban đầu, tôi bán được 1.000 USD tai nghe. Sau đó, tôi chuyển sang ốp iPhone và dụng cụ thể thao. Năm 2019, tôi thu được hơn 25.000 USD từ gian hàng trên Amazon.

2. Mở rộng cộng đồng càng lớn càng tốt

Tháng 2/2020, tôi lập kênh YouTube có tên Debt to Dollars. Tôi quyết tâm ban đầu đăng ít nhất 2 video mỗi tuần. Trong 8 tháng sau đó, tôi có 14.000 người đăng ký và 871.000 người xem kênh.

Khi số người xem ngày càng lớn, tôi nhận ra mình muốn kết nối nối nhiều hơn với họ và gây dựng một cộng đồng thực sự. Vì thế, tháng 10 năm đó, tôi bắt đầu mở các khóa gia sư 1-1 trên Patreon với giá 50 USD, nói về cách tôi kiếm tiền nhờ bán sản phẩm trên Amazon. Patreon là nền tảng cung cấp công cụ cho các nhà phát triển nội dung để bán dịch vụ trả phí định kỳ.

Tháng 2/2021, tôi mở dịch vụ nghiên cứu sản phẩm trên Fiverr. Trong đó, khách hàng sẽ trả tiền cho tôi để tìm ra các sản phẩm đang có nhu cầu cao, mức độ cạnh tranh thấp, như đồ chơi, đồ dùng cho thú cưng hay phụ kiện du lịch. Để từ đó, họ sẽ bán các sản phẩm này trên Amazon.

Việc gây dựng cộng đồng trên nhiều nền tảng đã giúp tôi đạt mục tiêu kiếm 3.450 USD một tháng.

3. Ưu tiên giải quyết nợ

Đến khi kiếm được gần 4.000 USD một tháng, tôi đã có thể nghỉ việc làm chính, do đã trả hết nợ, trừ tiền mua nhà và xe. Có nhiều cách giúp bạn trả nợ, nhưng tôi thích phương pháp "quả cầu tuyết" nhất, vì nó giúp bạn nhìn thấy sự tiến triển.

Cách đó như sau:

- Liệt kê tất cả khoản nợ của bạn từ nhỏ nhất đến lớn nhất

- Trả nhiều nhất có thể cho khoản nợ nhỏ nhất, và trả tối thiểu cho các khoản còn lại

- Lặp lại đến khi trả xong khoản nợ nhỏ nhất, rồi đến khoản nhỏ tiếp theo

4. Tìm ra một thời gian biểu phù hợp và gắn bó với nó

Khi còn làm việc chính, tôi thiếu động lực để làm thêm. Nhưng khi tôi cầm bút lên viết và vạch ra thời gian biểu, nó trở thành một phần lịch trình hàng tuần của tôi. Tôi chọn cách làm thêm mỗi ngày vào buổi tối, sau giờ làm chính và mỗi sáng thứ 7.

Đến nay, tôi vẫn bám sát lịch này. Tôi làm việc từ thứ Hai đến thứ Tư và nửa ngày thứ 6. Mỗi ngày, tôi làm 4-6 giờ. Mỗi giờ cho một việc khác nhau.

Nếu không quy định thời gian riêng cho việc làm thêm, bạn sẽ rất dễ lạc lối với các ưu tiên thường ngày.

5. Thiết lập hệ thống giúp bạn tiết kiệm thời gian

Tôi đầu tư vào các mô hình kinh doanh đòi hỏi ít thời gian nhất có thể. Đây là cách duy nhất giúp tôi chỉ làm việc 22 giờ mỗi tuần mà vẫn phát triển được nhiều nguồn thu nhập. Nhưng hãy nhớ, việc tự động hóa mọi thứ và tạo ra hệ thống hiệu quả nhất cũng đòi hỏi nhiều thời gian ban đầu.

Mỗi tháng, tôi ghi lại mình mất nhiều thời gian nhất cho việc gì và tìm cách cải thiện. Ví dụ, tôi từng dành 4-8 tiếng mỗi tuần để chỉnh sửa video.

Sau đó, tôi quyết định thuê người làm việc này. Ban đầu, tôi cũng mất thời gian xem xét số liệu xem có phù hợp ngân sách không và tìm người ưng ý. Nhưng hiện tại, tôi đã hoàn thành các việc này và dành thời gian đó để phát triển kinh doanh.

6. Tìm ra thứ làm bạn khác biệt

Marketing không chỉ là quảng cáo. Nó là cách bạn nổi bật so với đối thủ. Nếu hài lòng, họ sẽ quay lại, thậm chí giới thiệu khách hàng cho bạn.

Khi lần đầu bán hàng trên Amazon năm 2018, tôi lấy ảnh mà nhà cung cấp gửi cho mình để sử dụng trên gian hàng. Điều đó khiến sản phẩm của tôi chìm nghỉm trong núi hàng cùng loại. Khi mua hàng, khách cũng chỉ nhận được sản phẩm trong một chiếc túi trong suốt, nhàm chán. Tức là chẳng có điều gì khiến khách hàng của tôi có trải nghiệm đặc biệt.

Khi nhận ra điều này, tôi bắt đầu tự chụp ảnh sản phẩm và thiết kế bao bì riêng. Doanh số từ đó tăng vọt.

Tóm lại, không cần biết bạn đang kinh doanh gì, hãy tìm ra điều gì khiến bạn được ghi nhớ và đầu tư vào nó.

@nongsanviet

Read more »

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2023

Meta đã giới thiệu A.I Sandbox, một công cụ giúp các nhà quảng cáo tạo hình nền thông qua đề xuất văn bản và cắt ảnh cho quảng cáo trên Facebook hoặc Instagram

Meta đã thông báo về một loạt cập nhật quảng cáo mới sử dụng trí tuệ nhân tạo cho các nhà quảng cáo. Một trong số đó là công cụ trí tuệ nhân tạo A.I Sandbox. Công cụ này cho phép các nhà quảng cáo tạo ra hàng nghìn biến thể của một quảng cáo duy nhất và tự động áp dụng các thay đổi nhỏ như “biến thể văn bản”, “tạo hình nền” và “cắt ảnh”, từ đó tăng tính tương tác và cá nhân hóa cho người xem. 

Với khả năng tạo ra các quảng cáo một cách tự động và sáng tạo, công nghệ A.I của Meta giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho các nhà quảng cáo. Hiện tại, Meta đang thử nghiệm A.I Sandbox với một số đơn vị và có kế hoạch mở rộng tính năng này cho nhiều nhà quảng cáo hơn từ tháng 7/2023.

Bên cạnh đó, Meta cũng đã thông báo về các cải tiến A.I mới cho các chiến dịch mua sắm Advantage+ để giúp nâng cao hiệu quả quảng cáo cho các thương hiệu DTC (Direct-to-Consumer, một mô hình kinh doanh trong đó các công ty sản xuất và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, mà không thông qua các kênh trung gian truyền thống). 

Chiến dịch này sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy để tối ưu hóa hiển thị quảng cáo và đưa ra những đề xuất tối ưu về mục tiêu khách hàng, định dạng quảng cáo và cách tiếp cận. Điều này giúp các thương hiệu tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và tăng cường hiệu quả quảng cáo của họ trên nền tảng Meta.



Một trong số các tính năng A.I mới sẽ cho phép các thương hiệu sao chép quảng cáo thông thường trên Meta sang các chiến dịch mua sắm Advantage+ thông qua Ads Manager. Meta cũng đang thử nghiệm một định dạng quảng cáo mới có tên là 'Catalog ads' trên ASC (viết tắt của "Ads Manager for Shopping Campaigns", tạm dịch: Trình quản lý quảng cáo cho các chiến dịch mua sắm), cho phép các thương hiệu tải lên nội dung video như hướng dẫn của khách hàng trên các ứng dụng của Meta. Họ khẳng định sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để tự động hiển thị video tốt nhất cho người dùng trên các định dạng Feed, Stories, Watch và Reels. Đồng thời, Meta cung cấp cho nhà quảng cáo báo cáo so sánh hiệu suất tự động được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, giúp so sánh hiệu suất của một chiến dịch mua sắm tự động với một quảng cáo thông thường trên Meta, nhằm cải thiện việc đo lường hiệu quả.

 

Ngoài ra, Meta đang thử nghiệm một công cụ mới là Advantage+ Audience, giúp các thương hiệu tiếp cận đến nhóm khách hàng mới mà không thuộc các thông số về độ tuổi và giới tính mà họ đang nhắm đến, nhờ vào sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo.

Công Nghệ Thông Tin


Read more »

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Hình ảnh gợi cảm của Kelly Brook

Siêu mẫu Anh quốc rất đắt show chụp hình từ chụp quảng cáo cho các hãng đồ lót, đồ bơi đến xuất hiện trên các tờ tạp chí.

Tần suất "phủ sóng" của Kelly Brook khiến nhiều người quen mặt, thuộc tên và đó có lẽ là một trong những lý do mà Brook vẫn luôn nổi tiếng dù đã 33 xuân xanh.

 



Đăng ký: Bản tin Phụ nữ & Gia Đình

 

Read more »

Bài đăng phổ biến

Amazon